HIỂU ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU NÀY, CÓ THỂ NGĂN CHẶN SỰ TÁI PHÁT UNG THƯ (phần 1)

15/09/2017 0 Comment(s) Thực dưỡng,

Phần 1: GỐC TỰ DO – KẺ THÙ NGUY HIỂM CỦA
BỆNH NHÂN SAU KHI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ?

Một câu hỏi thường được người nhà và chính bệnh nhân ung thư rất quan tâm đó chính là làm thế nào để ngăn chặn sự tái phát của ung thư và phục hồi sức khỏe sau khi điều trị. Để thực hiện được điều này, cần một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và hợp lí. Trong đó, một trong những việc quan trọng nhất đó chính là trung hòa các gốc tự do sản sinh – nguyên nhân trực tiếp gây hư hỏng DNA và dẫn đến ung thư.

  1. Gốc tự do là gì? Tại sao nó là mối nguy hại cho cơ thể người bệnh ung thư?

Gốc tự do, bản chất là một phân tử  bị thiếu mất một electron vì thế nó luôn trong trạng thái “tăng động” để tìm kiếm “tranh giành” thêm một electron tạo thành cặp với electron còn “cô đơn” của chúng hình thành nên phân tử bền vững hơn. Chính vì vậy, các gốc tự do rất dễ phản ứng với các phân tử khác và phá vỡ cấu trúc bền vững của chúng. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu chúng liên tục tấn công vào các phân tử DNA (mang mã di truyền) để “giành bằng được” electron. Nếu cơ thể không sửa sai kịp hoặc giết chết các tế bào có DNA tổn thương, chúng có thể phát triển thành tế bào ung thư.

gốc tự do

Xét về phân loại, có 2 dạng gốc tự do: gốc tự do nội sinh và gốc tự do ngoại sinh

Oxi hiện diện trong không khí và được cơ thể sử dụng để tham gia quá trình tạo năng lượng ATP cho cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này xảy ra không hoàn toàn và hình thành nên các sản phẩm phụ được gọi là gốc tự do. Chúng thường được gọi là gốc tự do nội sinh.

Gốc tự do ngoại sinh được tạo ra do sự tiếp xúc với các tác nhân gây hại như:

  • Thực phẩm bẩn, thực phẩm chế biến, chiên, nướng,…
  • Khói thuốc lá
  • Tia cực tím
  • Khói bụi, khí độc,…

Đối với những bệnh nhân ung thư, chính trong quá trình dùng các hóa chất hoặc chiếu xạ hay uống đồng vị phóng xạ vào cơ thể để diệt tế bào ung thư đã làm tăng lượng gốc tự do lên đáng kể, vượt quá sự kiểm soát của cơ thể. Đặc biệt, khi thể trạng đang yếu sau thời gian dài điều trị bệnh.

Những con số thống kê cho thấy

  • Một người có trọng lượng 70 kg sản sinh 1,7 kg gốc tự do trong một năm
  • Mỗi DNA của tế bào bước vào giai đoạn lão hóa có thể ‘”thấm” đến 67,000 cú va chạm.

Tất nhiên, ở một người khỏe mạnh, những gốc tự do nội sinh được sinh ra có đóng góp tích cực trong việc chống lại các vi khuẩn, nấm và bệnh truyền nhiễm xâm nhập. Bản thân, cơ thể cũng sẽ tạo các chất như gluthationn, coenzyme 10 để trung hòa các gốc tự do này, không để chúng vượt ngưỡng gây hại. Ngoài ra, cơ thể có một cơ chế kiểm soát để phát hiện lỗi và sửa sai rất tinh vi trong quá trình sao chép, phiên và dịch mã di truyền (DNA) nhằm tái tạo các DNA bị tổn thương hoặc nếu DNA hoặc tế bào tổn thương quá mức, cơ thể sẽ diệt luôn tế bào đó.

Tuy nhiên, tất cả sẽ khác khi cơ thể bạn đã bị tổn thương sau quá trình điều trị ung thư và bạn cần sự hỗ trợ tích cực hơn.

2.      Chất chống oxi hóa – khắc tinh của gốc tự do

Ta có thể hiểu nôm na đây là các chất có khả năng biến đổi các gốc tự do thành sản phẩm vô hại. Chỉ vậy thôi, đủ cho thấy sự tuyệt vời của các chất chống oxi hóa. Các tế bào của chúng ta sản sinh ra rất nhiều chất chống oxi hóa để trung hòa các gốc tự do. Song nhiều chuyên gia đánh giá điều này có lẽ chưa đủ và cần phải bổ sung từ bên ngoài vào.

Như đã nói ở trên, bản thân nội tại cơ thể cũng tự sản xuất được các hợp chất chống oxi hóa như coenzyme q10, gluthation để trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng chất chống oxi hóa này đủ cung ứng cho việc trung hòa gốc tự do nội tại và một phần nhỏ gốc tự do ngoại sinh. Hơn nữa, theo tuổi tác, đặc biệt trên 40 tuổi, khả năng sản sinh các chất chống oxi hóa tự sinh ngày một suy giảm. Chẳng hạn, Coenzyme q10 đạt nồng độ cao nhất ở tuổi 20. Sau đó giảm dần: ở tuổi 30 giảm 25%, ở tuổi 39 – 43 giảm 50%. Đây là một quá trình sinh lý bình thưởng của cơ thể sống con người.

Theo thời gian cơ thể sản xuất ít dần hơn chất chống oxi hóa

Đặc biệt, ở người bệnh sau điều trị ung thư, cơ thể yếu dẫn đến việc tổng hợp các chất chống oxi hóa suy giảm hơn nữa, đồng thời lượng gốc tự do ngoại sinh tăng mạnh. Điều này bắt buộc người bệnh phải bổ sung thêm các chất chống oxi hóa có nguồn từ bên ngoài để trung hòa lượng gốc tự do này.

  1. Chế độ ăn tăng cường chất chống oxi hóa, hạn chế gốc tự do

Hạn chế các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn:

  • Thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh: gà rán, hamburger, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng
  • Thức ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ nướng như thịt nướng, xúc xích nướng
  • Các thức uống có cồn như bia, rượu (trừ rượu vang có nhiều chất chống oxi hóa), nước ngọt, nước tăng lực

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Rau, củ quả tươi trồng tại địa phương theo mùa như bông cải xanh, chuối, gấc, dâu tây, đu đủ, cà chua…
  • Các loại rau củ gia vị như tiêu, nghệ gừng, tỏi, rau thơm, húng quế,…
  • Một ly rượu vang hàng ngày cũng rất tốt cho cơ thể bổ sung các chất chống oxi hóa
  • Các loại hạt và đậu: hạnh nhân, điều, đậu nành, đậu xanh,…

Trong các loại rau củ quả này,  chứa nhiều chất chống oxi hóa có lợi cho cơ thể. Ta có thể kể tên như:

  • Vitamin C, E, tiền tố vitamin A: beta carotene, …
  • Khoáng vi lượng như kẽm, Selenium, …
  • Hoạt chất tự nhiên: isoflavone (trong đậu nành), curcumin (trong nghệ), resveratrol (nho), …

Rau củ quả nhiều màu sắc giàu chất chống oxi hóa

Xem thêm phần 2: 

NGĂN CHẶN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ NHỜ HÀNG NGHÌN HỢP CHẤT TỰ NHIÊN CÓ TRONG THỰC VẬT

Bên cạnh đó chế độ ăn uống hợp lí, cần có một lối sống sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí:

  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ (trước 11h) sẽ giúp cơ thể tái tạo và phục hồi tốt
  • Hạn chế stress, lo âu, cười nhiều hơn mỗi ngày là liều thuốc quý hơn tất cả.
  • Không hút thuốc lá (chứa tới hơn 3000 chất độc hại)
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, vừa phải sẽ nâng cao thể trạng, thải độc cho cơ thể.

Tham khảo chủ yếu từ tác phẩm: Chữa trị ung thư bằng ăn uống

Tác giả: Richard Besliveau, Ph.D. & Denis Gingras, Ph.D.

 

Ý kiến của bạn